tìm bản gốc nhạc hoa lời việt, nhạc hoa bất hủ, tình khúc vượt thời gian, nhạc phim trung quốc hay, lời dịch nhạc trung quốc

 Đằng sau ca khúc gây bão trong làng nhạc Trung Quốc với 8 tỉ lượt nghe trực tuyến (stream) là một ca - nhạc sĩ rất "quái".

"La Sát Hải Thị", ca khúc dựa trên truyện trong "Liêu trai chí dị" của Đao Lang, thu hút hàng tỷ lượt nghe sau 10 ngày ra mắt.

Theo tờ Huashang Bao, từ khi ra mắt hôm 19/7, bài hát gây bàn tán khắp nơi về nội dung ca khúc lẫn người thể hiện. Hàng triệu người ngạc nhiên khi Đao Lang - ca sĩ ở ẩn 10 năm qua, gây sức hút trên mạng xã hội. Trên nền tảng Douyin, các video liên quan bài hát thu hút hơn 5,7 tỷ lượt xem.


Sau khi phát hành La Sát Hải Thị, phía Đao Lang không chấp nhận lời đề nghị phỏng vấn nào từ truyền thông, bất chấp việc ca khúc của anh gây tranh cãi. Lần duy nhất phía ca sĩ phản hồi là trên tờ National Business Daily hôm 30/7, người quản lý nói: "Rất xin lỗi, chúng tôi thống nhất với nhau không nói gì về các vấn đề quanh bài hát. Đây là ý của Đao Lang và cả công ty quản lý".

La Sát Hải Thị trùng với tên câu chuyện trong tiểu thuyết ma quái Liêu trai chí dị của tác giả thời Thanh Bồ Tùng Linh. Truyện kể về một gia đình thương nhân, chàng trai Mã Ký Tử kế nghiệp cha, tới một nước nhỏ tên là La Sát buôn bán. Đến đây, chàng ngỡ ngàng vì xấu đẹp, thiện ác đảo điên. Những thứ càng quái dị càng được coi là đẹp, sang. Những thứ tốt thì bị rẻ rúng, việc ác được tung hô.

Trên diễn đàn Zhihu, nhiều người nhận xét lời bài hát không dễ hiểu cả với người Trung Quốc, vì sử dụng nhiều câu từ cổ hoặc lấy cả câu ở truyện Liêu trai chí dị. Điều này dấy lên hàng loạt suy luận, đồn đoán về ý nghĩa ca khúc. Câu đầu tiên của bài hát: "Nước La Sát đi về hướng Đông hai vạn sáu nghìn dặm" được đảo lại từ câu của Bồ Tùng Linh. Trong nguyên tác, ông viết nước La Sát Hải Thị cách Trung Quốc hai vạn sáu nghìn dặm về hướng Tây. Với cách đảo này, nhiều khán giả hiểu rằng bài hát nói về những sự việc xảy ra ở Trung Quốc.

Câu "Con vật đó không biết nó là lừa. Con gia cầm đó không biết nó là gà" được cho chỉ việc không biết bản thân là ai, không biết năng lực của bản thân thế nào. Ca từ "câu lan ra vẻ tao nhã" được cho châm biếm làng giải trí. Trong tiếng Hán cổ, "câu lan" nghĩa là địa điểm vui chơi, kỹ viện.

Toàn bộ bài hát được cho là chế giễu thâm thúy việc "biến xấu thành đẹp", rẻ rúng cái tốt. Không ít người cho rằng Đao Lang "báo thù" các ca sĩ như Na Anh, Uông Phong vì trước đây họ chê bai anh. Tuy vậy, cũng nhiều khán giả nhận xét Đao Lang mượn ca từ trong truyện cổ, kể lại câu chuyện Hải Thị La Sát, không có ý đồ sâu cay nào.

Giai điệu bài hát mang âm hưởng nghệ thuật dân gian. Trên trang Takungpao, nhạc sĩ Đặng Khang Diên nhận định La Sát Hải Thị mang đậm yếu tố nghệ thuật cổ điển Trung Quốc nhưng được thể hiện theo phong cách hiện đại, là một cách quảng bá văn hóa hiệu quả. Đặng Khang Diên cho rằng "cơn bão" La Sát Hải Thị có thể tạo cảm hứng sáng tác âm nhạc dựa trên những tiểu thuyết cổ điển khác như Hồng lâu mộng, Thủy Hử.

Ca sĩ Đao Lang tên thật La Lâm, 52 tuổi, người Tứ Xuyên. Anh tốt nghiệp cấp ba, nổi tiếng đình đám năm 2004 khi phát hành album Trận tuyết đầu của năm 2002. Album dẫn đầu số lượng phát hành trong năm 2004 ở Trung Quốc.

Năm 2008, Đao Lang viết hai bài hát quảng bá Olympic Bắc Kinh, được chọn là một trong số nghệ sĩ ghi hình MV Bắc Kinh chào đón bạn. Sau sự kiện này, anh dần ít xuất hiện công khai nhưng vẫn đều đặn ra album song thành tích không mấy nổi bật. Đến năm nay, Đao Lang mới bùng nổ với tác phẩm mới.

Đao Lang được nhiều người gọi là ca sĩ bí ẩn nhất Trung Quốc. Trên tờ Chinapress, một nhà sản xuất âm nhạc từng tiếp xúc với Đao Lang nói từ năm 2013 đến nay, anh hầu như không xuất hiện công khai, không ghi hình show truyền hình, Internet cũng không tham gia phỏng vấn. Đao Lang không cung cấp hình thức liên hệ nào cho người ngoài.

Post A Comment:

0 comments so far,add yours